Skip to main content
Crypto Draws Attention Amid Growing Tensions and Shifting Policy

Tiền mã hóa thu hút sự chú ý giữa bối cảnh căng thẳng toàn cầu và chính sách thay đổi

thứ 6, 06/27/2025 - 12:01

Khi nhiều người tưởng rằng làn sóng tiền mã hóa mới nhất đã qua đi, thị trường lại chứng kiến sự bùng nổ trở lại. Trong năm qua, Bitcoin ngày càng được nhìn nhận như một tài sản lưu giữ giá trị. Tháng 12/2024, giá Bitcoin lần đầu vượt mốc tâm lý quan trọng 100.000 USD. Điều tưởng chừng như không thể trong “bong bóng” lớn đầu tiên năm 2017 giờ đã thành hiện thực. Sáu tháng sau mốc lịch sử này, nhà đầu tư hẳn lại tiếp tục kỳ vọng những đỉnh giá cao hơn.

Dù căng thẳng hạt nhân gần đây giữa Iran và Israel đã kéo giá BTC từ đỉnh giá trên 111.000 USD về gần mức hỗ trợ 100.000 USD, song thị trường đã nhanh chóng ổn định quanh mức 106.541 USD (tính đến 25/06) sau khi hai bên thông báo ngừng bắn và có thể nối lại đàm phán. Cùng lúc đó, các thay đổi trong chính sách tiền tệ, môi trường pháp lý và hành vi nhà đầu tư đang định hình tương lai của Bitcoin và toàn thị trường tiền mã hóa trong phần còn lại của năm 2025.

Tách biệt nhưng song hành

Tình hình thực tế cho thấy quan hệ địa chính trị toàn cầu đã trở nên căng thẳng hơn trong những tháng gần đây, đặc biệt tại Trung Đông. Bất chấp nỗi sợ liên quan đến chiến tranh khu vực và kéo theo đó là chi phí năng lượng gia tăng, Bitcoin không chỉ giữ được đà tăng suốt hai năm qua mà còn lập đỉnh mới. Tuy ban đầu BTC đóng vai trò như một tài sản lưu giữ giá trị giống vàng, nhưng giờ đây nó lại có sự tương quan ngày càng lớn với thị trường chứng khoán Mỹ. Xu hướng này phản ánh sự lan rộng của tiền mã hóa sang đa dạng các nhóm đối tượng nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư truyền thống, kỳ cựu hơn, cũng như các quỹ đầu tư và tổ chức tài chính lớn.

Chất xúc tác cho sự chuyển biến này chắc chắn là sự ra đời của các quỹ ETF giao ngay vào đầu tháng 1 năm nay, hiện đang nắm giữ 6,6% (tương đương 1,39 triệu) tổng nguồn cung Bitcoin. Lợi suất mạnh mẽ của BTC trong giai đoạn này đã thúc đẩy làn sóng chấp nhận mới từ các tổ chức, với việc số lượng công ty niêm yết nắm giữ Bitcoin gần như tăng gấp đôi kể từ ngày 5/6. Theo BitcoinTreasuries.NET, hiện có hơn 244 công ty đưa Bitcoin vào bảng cân đối kế toán, so với chỉ 124 công ty cách đây vài tuần. Không chỉ vậy, các nhà đầu tư bán lẻ cũng đang gia tăng mức độ tiếp cận với tiền mã hóa, trong đó 58% đang tái cơ cấu danh mục để hướng nhiều hơn vào tài sản số. Trong bối cảnh xu hướng chấp nhận đang gia tăng, thị trường Bitcoin được kỳ vọng sẽ duy trì tính thanh khoản ổn định trong tương lai gần, trong khi cơ chế giảm phát vốn có của BTC sẽ tiếp tục hỗ trợ giá tăng trong dài hạn.

Yếu tố ngoài thị trường

Cũng giống như bất kỳ loại tài sản chính thống nào khác, tiền mã hóa chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình kinh tế và chính sách của nền kinh tế lớn nhất thế giới – Hoa Kỳ. Lạm phát tại Mỹ vẫn ở mức cao đáng kể, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,1% trong tháng 5, đưa mức lạm phát hằng năm lên 2,4%. Đối với một tài sản có tính chất chống lạm phát như Bitcoin, điều này có thể đồng nghĩa với việc giá sẽ tiếp tục tăng theo thời gian. Bên cạnh đó, khả năng cắt giảm lãi suất – vốn đã duy trì ở mức cao trong thời gian dài – cũng đang được đưa vào chương trình nghị sự, đặc biệt sau khi Tổng thống Donald Trump kêu gọi giảm lãi suất từ tháng 4.

Những phát biểu ôn hòa gần đây của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Jerome Powell, trong đó ông nhấn mạnh rằng việc điều chỉnh lãi suất có thể xảy ra nếu lạm phát hạ nhiệt và các thỏa thuận thương mại được thúc đẩy, đã khiến giới đầu tư tin rằng FED có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất trước cuối năm. Theo công cụ FedWatch của CME, xác suất FED cắt giảm ít nhất 25 điểm cơ bản hiện được đặt ở mức trên 90%. Không dừng lại ở đó, vào ngày 24/6, một nhóm Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã công bố bộ nguyên tắc định hướng xây dựng khung pháp lý cho tài sản số. Đề xuất này xác định rõ khi nào tiền mã hóa được coi là hàng hóa hoặc chứng khoán, cho phép các sàn giao dịch tiền mã hóa đăng ký với Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) và hạn chế vai trò của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) trong việc giám sát lĩnh vực này. Đây là một bước ngoặt đáng kể so với định hướng kiểm soát chặt chẽ trước đây của cựu Tổng thống Joe Biden, có thể khuyến khích nhà đầu tư đặt niềm tin dài hạn vào Bitcoin như một kênh đầu tư minh bạch và ít bị kiểm soát hơn.

Giao dịch CFD tiền mã hóa và nhiều CFD khác với Libertex

Libertex cung cấp danh mục CFD đa dạng, từ cổ phiếu, hàng hóa, quỹ ETF đến chỉ số, ngoại hối và cả tiền mã hóa. Danh mục CFD tiền mã hóa của Libertex bao gồm các tài sản số hàng đầu như Bitcoin (và các quỹ ETF phái sinh như iShares Bitcoin Trust) và Ethereum, cùng hơn 100 altcoin khác như Solana, XRP và nhiều đồng khác. Tìm hiểu thêm hoặc mở tài khoản tại www.libertex.org/signup ngay hôm nay!

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch