Skip to main content
Stocks seek to reclaim ATH on "done" US-China deal

Thị trường chứng khoán tái lập đỉnh lịch sử nhờ thỏa thuận Mỹ – Trung

thứ 6, 06/13/2025 - 11:18

Thị trường chứng khoán đã trải qua nhiều biến động gần đây. Sau gần ba năm tăng trưởng liên tục, các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại rằng chuỗi ngày tươi đẹp có thể đã kết thúc khi các chỉ số chứng khoán hàng đầu của Mỹ như S&P 500 và Nasdaq 100 giảm điểm trung bình từ 20% đến 25% chỉ trong bốn tháng đầu năm 2025. Giữa bối cảnh lạm phát kéo dài và đồng đô la suy yếu, xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cùng với bất ổn địa chính trị gia tăng tại châu Âu và Trung Đông, có vẻ như thị trường chứng khoán Mỹ đã rơi vào khủng hoảng. Tuy nhiên, ngay khi mọi thứ tưởng chừng như u ám, một đợt phục hồi đã bắt đầu, và hiện cả hai chỉ số chính của Mỹ gần như đã khôi phục lại toàn bộ, tiến sát mức đỉnh lịch sử mới.

Điều gì thúc đẩy sự phục hồi bất ngờ này và liệu điều này có thể duy trì được không? Những kết quả tích cực từ các phiên đàm phán thương mại Mỹ – Trung cùng dữ liệu lạm phát khả quan hơn rõ ràng đóng một vai trò nhất định, nhưng như thường lệ, có nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô và yếu tố cơ bản có liên quan.

Đình chiến kinh tế

Các mức thuế trả đũa ba con số được hai nền kinh tế lớn nhất thế giới áp đặt lẫn nhau đã gây ảnh hưởng lớn tới thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là thị trường cổ phiếu vốn rất dễ biến động. Sau cuộc gặp gần nhất tại London, hai siêu cường đã đạt được một thỏa thuận đình chiến thuế quan với việc Tổng thống Trump thậm chí tuyên bố rằng “thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh đã xong”. Thực tế là Mỹ vẫn sẽ áp thuế hiệu lực 55% lên Trung Quốc. Tuy vậy, điều quan trọng là hai bên đã đồng ý đảm bảo quyền tiếp cận đất hiếm của Trung Quốc cho các công ty Mỹ – vốn là điểm mấu chốt khiến các vòng đàm phán trước tại Geneva gặp bế tắc. Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Lý Thành Cương xác nhận: “Hai bên về nguyên tắc đã đạt được khuôn khổ thực hiện các đồng thuận mà hai nguyên thủ quốc gia đã đạt được trong cuộc điện đàm ngày 5/6 và tại cuộc họp Geneva”.

Đây tất nhiên là tín hiệu rất tích cực cho các tập đoàn công nghệ Mỹ, đặc biệt là nhóm 7 ông lớn. Việc thiếu kim loại đất hiếm và nguy cơ thuế cao đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc từng là mối lo lớn với Apple, Microsoft, NVIDIA và thậm chí cả Tesla. Việc loại bỏ hai rủi ro này mở ra triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới. Tuy nhiên, tự do thương mại hoàn toàn vẫn chỉ là viễn cảnh, bởi Tòa phúc thẩm liên bang Mỹ đã ra phán quyết cho phép ông Trump thực hiện các loại thuế "Ngày Giải phóng" với hàng nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thương mại của Hoa Kỳ, cũng như một loạt thuế riêng được áp dụng đối với Canada, Trung Quốc và Mexico. Cộng với căng thẳng địa chính trị tiếp diễn ở Trung Đông và châu Âu, thị trường cổ phiếu toàn cầu vẫn đứng trước nhiều rủi ro.

Sức mạnh nội tại

Bên cạnh yếu tố quốc tế, yếu tố nội tại của nền kinh tế Mỹ vẫn là động lực mạnh nhất ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Sau giai đoạn gần như siêu lạm phát vào năm 2022, áp lực giá vẫn ở mức cao trong thời gian dài khiến FED chưa thể nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 mới đây đã mang đến hy vọng cho nhà đầu tư. Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố ngày 11/6 rằng lạm phát tăng 0,1% trong tháng 5 – thấp hơn kỳ vọng – và phần lớn do giá nhà ở. Tính theo năm, CPI tháng 5 là 2,4%, gần sát mục tiêu 2% của FED. Giám đốc đầu tư Thu nhập cố định toàn cầu của BlackRock, ông Rick Rieder, nhận định việc chỉ số CPI thấp hơn dự kiến “tăng đáng kể khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay, đặc biệt nếu thị trường lao động chậm lại rõ rệt”, và các nhà đầu tư đã bắt đầu đặt cược vào kịch bản đó sau khi dữ liệu được công bố.

Công cụ FedWatch của CME hiện dự báo khả năng FED giảm lãi suất ít nhất 25 điểm cơ bản vào tháng 9 là trên 70%. Ngay sau khi báo cáo CPI tháng 5 được công bố, ông Trump đã đăng trên nền tảng Truth Social một lần nữa kêu gọi Chủ tịch FED Jerome Powell hạ lãi suất: “NHỮNG CON SỐ TUYỆT VỜI! FED NÊN GIẢM HẲN MỘT ĐIỂM... VÔ CÙNG QUAN TRỌNG!!!”. Trong khi đó, trên thị trường lao động, Mỹ đã tạo thêm 139.000 việc làm trong tháng 5 và tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 4,2%. Dù đây là mức thấp theo lịch sử, nhưng lại là mức cao cục bộ. Nếu tỷ lệ này tăng lên trong mùa hè – thời điểm thị trường thường chững lại – FED sẽ càng có lý do để hành động.

Giao dịch CFD cổ phiếu và nhiều tài sản khác với Libertex

Với Libertex, bạn có thể giao dịch CFD trên nhiều loại tài sản khác nhau, gồm cả cổ phiếu, chỉ số, ETF, kim loại, năng lượng và cả tiền mã hóa. Bạn có thể lựa chọn các chỉ số chính như S&P 500, Nasdaq 100 hoặc Dow Jones, cùng các cổ phiếu nổi tiếng như Apple, TeslaMicrosoft. Để biết thêm thông tin hoặc tạo tài khoản, hãy truy cập www.libertex.org/signup ngay hôm nay!

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch