Bitcoin và thị trường tiền mã hóa vĩ mô vốn nổi tiếng với sự biến động, nhưng những tuần qua thậm chí tình hình còn khó lường hơn so với mức thông thường. Sau khi tăng gần 350% từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2024, một đợt điều chỉnh lớn đã diễn ra vào mùa hè này, khi giá BTC giảm từ mức đỉnh lịch sử mới trên 73.000 USD xuống còn gần 54.000 USD vào đầu tháng này. Sau khi trải qua đợt sụt giảm khoảng 27% đáng kể, giá Bitcoin đã phục hồi tốt vào tháng 9 và lấy lại một nửa phần sụt giá, hiện đang giao dịch ở mức 63.443 USD (ngày 26/09/2023). Khi bước vào giai đoạn mà chính sách ngân hàng trung ương trở nên ôn hòa hơn, nhiều nhà giao dịch và nhà đầu tư sẽ tự hỏi liệu đợt tăng giá này có thể được duy trì và liệu ngưỡng kháng cự quan trọng ở mức 65.000 USD có thể bị phá vỡ hay không.
Thực tế, vẫn còn nhiều yếu tố tích cực đối với tài sản số, nhưng cũng tồn tại nhiều sự bất định. Từ những lo ngại về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới đến nỗi lo suy thoái kinh tế rộng hơn, sự lo lắng hoàn toàn có thể ngang bằng với lòng tham. Nhưng khi các nhà đầu cơ giá lên và giá xuống chuẩn bị chiến đấu quyết liệt trong quý 4 năm 2024, ai sẽ là người chiến thắng và đâu sẽ là những yếu tố chính cần theo dõi?
Tín hiệu tích cực
Có thể nói rằng đợt điều chỉnh gần đây chỉ là một trở ngại nhỏ đối với Bitcoin trong bối cảnh môi trường nhìn chung thuận lợi cho các tài sản rủi ro. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vừa công bố cắt giảm lãi suất toàn phần 50 điểm cơ bản, và có vẻ như họ chưa dừng lại ở đó. Trong khi đó, các quỹ ETF Bitcoin giao ngay được chấp thuận vào đầu năm 2024 tiếp tục bổ sung thêm nhiều tiền vào bảng cân đối kế toán của họ bất kể tình hình thị trường. Thực tế, người ta dự đoán rằng các quỹ này có thể sớm vượt qua "huyền thoại" Satoshi Nakamoto về lượng BTC nắm giữ, khi họ đã sở hữu 83% trong tổng số 1,1 triệu BTC của Satoshi.
Thói quen mua vào của các quỹ lớn, vốn có xu hướng mua khối lượng lớn trong những giai đoạn điều chỉnh, đã giúp giá Bitcoin nhanh chóng phục hồi từ đợt sụt giảm gần đây và sẽ tiếp tục củng cố các ngưỡng hỗ trợ cục bộ của BTC trong tương lai gần. Sự sôi động xunh quanh việc phê duyệt các quyền chọn ETF giao ngay của BlackRock trên sàn Nasdaq vào tuần trước cũng chắc chắn sẽ giúp hỗ trợ giá Bitcoin và thậm chí có thể cung cấp động lực cần thiết để giá quay trở lại mức 65.000 USD.
Nhìn xa hơn, một diễn biến lớn đối với BTC là thông tin rò rỉ từ các tài liệu của SEC cho thấy BNY Mellon sẽ được miễn trừ khỏi SAB 121, một quy định yêu cầu các ngân hàng phải giữ tiền mặt tương đương với số tài sản tiền mã hóa mà họ đang nắm giữ. Nếu chúng ta chứng kiến hiệu ứng domino tương tự như khi các quỹ ETF giao ngay được chấp thuận, đây sẽ là yếu tố quan trọng cho việc Bitcoin được sự chấp nhận rộng rãi của ngành tài chính truyền thống – điều sẽ mang lại lượng thanh khoản lớn và dòng vốn mới, đồng thời giảm sự biến động.
Đừng chủ quan
Mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy một tương lai tươi sáng cho thị trường tiền mã hóa, nhưng cũng tồn tại một số rủi ro ngắn hạn mà tất cả nhà đầu tư và nhà giao dịch cần chuẩn bị ứng phó. Có lẽ điều được nhắc đến nhiều nhất trong những tuần gần đây là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới. Nhiều người trong cộng đồng tiền mã hóa dường như đang lo ngại về sự bất ổn mà chính quyền Kamala Harris có thể mang lại. Không giống như Trump, lập trường của bà vẫn chưa rõ ràng, và xu hướng của Đảng Dân chủ về việc đặt ra các quy định nghiêm ngặt hơn đối với tiền kỹ thuật số đã khiến một số nhà giao dịch lo ngại.
Một câu hỏi lớn khác đối với BTC hiện tại là khả năng đáo hạn vào ngày 27/9 của một lượng hợp đồng quyền chọn Bitcoin trị giá 8,1 tỷ USD. Tác động tiềm tàng của điều này đối với thị trường nói chung là rõ ràng, nhưng tất cả sẽ phụ thuộc vào tâm lý chủ đạo của những người tham gia thị trường. Kết quả cuối cùng sẽ được xác định bởi sự cân bằng giữa quyền chọn mua và quyền chọn bán, trong đó quyền chọn mua cao hơn sẽ cho thấy tâm lý lạc quan hơn và quyền chọn bán cao hơn thể hiện những dự đoán bi quan hơn.
Một chỉ báo chính của Bitcoin – chỉ số sợ hãi và tham lam – đang ở mức 59, điều này có nghĩa là tâm lý đang nghiêng về phía các nhà đầu tư lạc quan. Tuần này, chúng ta cũng đã thấy lượng Hợp đồng mở cao, thường dẫn đến sự biến động lớn hơn. Đồng thời, sự gia tăng trong dự trữ BTC trên các sàn giao dịch cho thấy rằng các nhà giao dịch đang di chuyển coin của họ vào các địa chỉ sàn giao dịch, điều này có thể cho thấy họ đang chuẩn bị cho một đợt bán tháo nếu thị trường đảo chiều. Mặc dù những lo ngại này có tính chất tương đối ngắn hạn, song chúng vẫn là những vấn đề cần cân nhắc đối với cả các nhà giao dịch tích cực và những người nắm giữ dài hạn (HODLer) trong những tuần tới.
Giao dịch CFD Bitcoin và nhiều tài sản khác với Libertex
Với Libertex, bạn có thể giao dịch CFD trên nhiều loại tài sản khác nhau, bao gồm forex, ETF, cổ phiếu, kim loại quý, quyền chọn và tất nhiên là cả tiền mã hóa. Với Libertex, bạn có thể mua hoặc bán nhiều loại CFD tiền mã hóa, bao gồm cả Bitcoin và Grayscale Bitcoin Trust, với tùy chọn đòn bẩy linh động. Để biết thêm thông tin hoặc tạo tài khoản giao dịch trực tiếp, hãy truy cập www.libertex.org/signup ngay hôm nay!