Skip to main content
Low confidence and high rates threaten US stocks' success

Niềm tin thấp và lãi suất cao ngáng chân cổ phiếu Mỹ

thứ 6, 06/07/2024 - 06:53

Giai đoạn hậu đại dịch vẫn là một chuỗi thăng trầm liên tục đối với thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2023, chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 có vẻ như đã tăng trưởng ổn định và vững chắc. Thật vậy, kể từ tháng 01/2023, hai chỉ số chính này của Mỹ đã lần lượt tăng 38% và 69%. Bề nổi trông có vẻ rất ổn, tuy nhiên khi nhìn kỹ hơn vào năm 2024, chúng ta thấy một bức tranh đáng lo ngại. Kể từ tháng 01/2024, S&P 500 và Nasdaq 100 chỉ ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 11% và 12%. Tất nhiên, chúng ta không thể mong đợi thị trường tăng liên tục mà không có sự điều chỉnh nào. Tuy nhiên, khi nhìn vào bối cảnh vĩ mô, có nhiều nguyên nhân gây lo ngại.

Các nhà đầu tư dường như đang dần bị dạt ra ngoài cuộc chơi do các yếu tố như tăng trưởng kinh tế chậm lại, thị trường lao động yếu đi, và lạm phát cốt lõi tăng cao. Sự kết hợp của những hiện tượng này thường được gọi là tình trạng "stagflation" (lạm phát kèm suy thoái) và lịch sử đã cho thấy đây là điềm xấu cho cổ phiếu. Thêm vào đó, dự báo về lợi nhuận đang thấp hơn, và sự bất ổn toàn cầu tiếp tục tăng lên, bao gồm cả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hoàn toàn không thể dự đoán được vào tháng 11. Nhưng tất cả những điều này có nghĩa là gì đối với giá cổ phiếu Mỹ cho đến cuối năm, và đâu là các yếu tố chính mà nhà đầu tư cần lưu ý khi bước vào quý 3?

Chán chờ FED giảm lãi suất

Trở lại quý 4 năm 2023, khi lạm phát chỉ còn cách mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ một khoảng nhỏ, đã có những cuộc thảo luận về nhiều đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2024. Ngay cả Jerome Powell cũng đã có vẻ như đang gợi ý về khả năng này trong các bình luận sau cuộc họp đầu năm 2024. Kết quả của điều đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững cho cả S&P 500 và Nasdaq 100, khiến chúng đạt đỉnh vào cuối tháng 3 với mức giá xấp xỉ với hiện nay. Khi các dấu hiệu dần rõ ràng hơn về việc FED có thể đã đánh giá quá cao hiệu quả của chính sách tiền tệ của mình, một sự sụt giảm mạnh hơn 5% đã diễn ra vào đầu tháng 4.

Lý do cho điều này là thị trường đã quá kỳ vọng về nhiều đợt cắt giảm lãi suất, với đợt đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5. Và khi ngày dự kiến ban đầu đó cứ bị đẩy lùi mãi, thị trường cho đến nay vẫn chưa tìm được đủ động lực để tiến lên mức cao mới. Giới đầu tư thị trường trái phiếu hiện có sự đồng thuận chung đó là đợt cắt giảm đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 9. Tuy nhiên, nếu điều này không xảy ra hoặc ngày đó được đẩy lùi xa hơn nữa, chúng ta nên kỳ vọng về việc cổ phiếu Mỹ sẽ ngày càng sa sút. Một số dữ liệu cho thấy thậm chí có 15% xác suất sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào trong năm 2024. Chúng ta nên theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào của việc thị trường lao động yếu đi trong các cuộc họp FOMC sắp tới, vì Powell đã nhiều lần tuyên bố đây sẽ là yếu tố chính thúc đẩy ông quyết định cắt giảm lãi suất. 

Hao mòn niềm tin

Mặc dù Mỹ đang có thị trường lao động mạnh và nền kinh tế nhìn chung vẫn vững chắc, song niềm tin của người tiêu dùng đã âm thầm giảm dần trong từng tháng qua. Thực tế, dữ liệu vào tháng 4 cho thấy chỉ số này ở mức thấp nhất kể từ tháng 7/2022, khi lạm phát ở mức hai con số. Như Dana M. Peterson, Nhà Kinh tế trưởng tại Conference Board đã nói khi công bố các dữ liệu đó, "người tiêu dùng [đã trở nên] kém lạc quan hơn về tình hình thị trường lao động hiện tại và lo ngại hơn về điều kiện kinh doanh trong tương lai, khả năng có việc làm và thu nhập." Đồng thời, một báo cáo của GlobalData tiết lộ rằng 51,5% người tiêu dùng Mỹ dự định cắt giảm chi tiêu cho các mặt hàng bán lẻ trong thời gian còn lại của năm 2024. Trên thực tế, có tới 34,1% người tiêu dùng cho biết đã mua quần áo đã qua sử dụng trong năm nay.

Rõ ràng, những con số này không phải là thảm họa, nhưng chúng cho thấy nguy cơ khiến lợi nhuận doanh nghiệp yếu hơn dự báo trong quý 2 và các tháng sau đó. Tuy nhiên, Petersen kết luận rằng "mặc dù chỉ số tổng thể giảm vào tháng 4, song kể từ giữa năm 2022, sự lạc quan về tình hình hiện tại vẫn trội hơn so với những lo ngại về tương lai." Tuy nhiên, bất kỳ dấu hiệu nào về sự suy giảm của giá các cổ phiếu thuộc nhóm Magnificent Seven (Bảy ông lớn) như Nvidia, Apple hoặc Tesla — những cổ phiếu đã đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng của các chỉ số chính trong năm nay — có thể sẽ dẫn đến việc thoát vốn từ cả hai con phố Main Street và Wall Street. Với vai trò là một chỉ báo về sức khỏe tài chính của các công ty Mỹ, việc không đáp ứng được kỳ vọng về lợi nhuận hoặc hướng dẫn yếu hơn dự kiến sẽ có khả năng khiến giá từng cổ phiếu của nhóm này suy giảm và gây tác động dây chuyền đối với S&P 500 và Nasdaq 100.

Giao dịch CFD cổ phiếu và nhiều tài sản khác với Libertex

Libertex cung cấp một loạt các CFD trên nhiều nhóm tài sản cơ bản, từ kim loại, tiền tệ và tiền mã hóa, đến ETF, cổ phiếu và tất nhiên cả chỉ số. Với Libertex, bạn tự do giao dịch các tài sản cơ sở mà mình thích. Ngoài các chỉ số chính như S&P 500Nasdaq 100, Libertex còn cung cấp cả vị thế mua và vị thế bán trên nhiều cổ phiếu riêng lẻ, bao gồm cả các "đàn anh" của nhóm Magnificent Seven: Apple, NvidiaTesla. Thêm vào đó, Libertex là nơi bạn tự do sử dụng đòn bẩy khi giao dịch trên một ứng dụng tiện lợi, đạt nhiều giải thưởng. Để biết thêm thông tin hoặc tạo tài khoản ngay hôm nay, hãy truy cập www.libertex.org/signup

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch