Khi thế giới đang bước vào một cuộc chiến thương mại thực sự, mức độ bất ổn của thị trường toàn cầu đang ở mức cao chưa từng thấy. Ngay cả những cổ phiếu được xem là "an toàn" nhất như nhóm Magnificent Seven – bộ 7 quyền lực của thị trường chứng khoán Mỹ – cũng đã mất trung bình gần 20% giá trị kể từ đầu năm. Giá dầu Brent cũng không khá hơn, giảm khoảng 15% trong cùng kỳ. Trong bối cảnh hỗn loạn đó, vẫn có một tài sản lặng lẽ tăng giá trị một cách dễ dàng – đó chính là vàng. Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng gần 30% và vẫn chưa có dấu hiệu chững lại. Sau khi vượt ngưỡng 3.300 USD vào ngày 16/04, kim loại quý này đã đóng phiên ở mức 3.371 USD – cao hơn hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, Tổng thống Trump vẫn giữ lập trường cứng rắn với mức thuế 145% lên hàng hóa Trung Quốc, còn Trung Quốc cũng không hề nhượng bộ. Mới đây, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ đạo các hãng hàng không Trung Quốc không nhận bàn giao thêm máy bay Boeing – khiến rủi ro đối với thương mại toàn cầu tiếp tục leo thang. Kết hợp với nguy cơ lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu, bối cảnh hiện tại tuy là tin buồn cho hoạt động kinh doanh nhưng lại là “đất diễn” lý tưởng cho vàng – kênh trú ẩn truyền thống. Bài viết này sẽ phân tích một số yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến giá vàng trong phần còn lại của năm 2025 và xa hơn.
Áp lực kinh tế
Khi trật tự thương mại toàn cầu bị gián đoạn nghiêm trọng, nhiều chuyên gia đã cảnh báo về nguy cơ suy thoái do thương mại toàn cầu suy giảm vì thuế quan của ông Trump. Giám đốc điều hành Goldman Sachs, ông David Solomon, nhận định rằng xác suất Mỹ rơi vào suy thoái đã tăng lên đáng kể, và bất kỳ căng thẳng leo thang nào cũng là “rủi ro nghiêm trọng” đối với tăng trưởng kinh tế của Mỹ và toàn cầu.
Dù doanh thu ngân sách Mỹ có thể đã tăng ngắn hạn nhờ mức thuế lên tới ba chữ số đánh vào Trung Quốc, song các tác động dài hạn đã bắt đầu lộ diện: Bắc Kinh từ chối tiếp nhận 179 máy bay Boeing đã ký kết trước đó và đang siết hoạt động của các công ty tài chính Mỹ. Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ lại “tự bắn vào chân” khi cấm xuất khẩu chip H20 của Nvidia sang Trung Quốc bằng cách đưa ra quy định cấp phép mới. Giá cổ phiếu Nvidia đã giảm gần 15% trong tháng qua.
Trong khi đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Jerome Powell, cho biết các mức thuế quan do ông Trump ban hành đã tạo ra “một kịch bản đầy thách thức” cho ngân hàng trung ương, và có thể gây ra “ít nhất là một đợt tăng lạm phát tạm thời”, đồng thời cảnh báo rằng “tác động lạm phát có thể kéo dài hơn dự kiến”. Đây là hệ quả tất yếu của thuế quan, tuy làm tăng giá hàng nhập khẩu một cách nhân tạo, nhưng tác động của nó có thể lan rộng hơn nhiều so với dự kiến ban đầu. Giờ đây, FED có thể buộc phải xem xét lại kế hoạch cắt giảm lãi suất đã cam kết nhằm kiểm soát lạm phát. Trong bối cảnh đồng USD vốn đã suy yếu, vẫn chưa rõ điều này có thực sự mang lại lợi ích lớn cho vàng hay không, nhưng chắc chắn sẽ kéo theo thêm nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư chứng khoán và người tiêu dùng phổ thông.
Không nhượng bộ
Những gì bắt đầu như một chiến lược gây áp lực nhằm kéo các đối tác thương mại của Mỹ vào bàn đàm phán giờ đây đã biến thành một cuộc chiến thương mại toàn diện. Trái ngược với cách tiếp cận đơn phương của Trump trước đại dịch, lần này Chủ tịch Tập Cận Bình đã quyết định đối đầu thay vì nhượng bộ. Không như nhiều quốc gia khác, Trung Quốc kiên quyết không chấp nhận đàm phán theo các điều kiện của Mỹ. Sau khi áp mức thuế trả đũa 125% vào tuần trước, Trung Quốc tuyên bố bất kỳ đợt tăng thuế nào tiếp theo từ phía Mỹ sẽ chỉ là “trò đùa” và sẽ bị “phớt lờ”. Thay vì tập trung vào thuế quan, cường quốc châu Á này chuyển hướng sang các biện pháp phi thuế, như kiểm soát xuất khẩu đất hiếm và mở các cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào các công ty Mỹ, trong đó có tập đoàn dược phẩm DuPont và ông lớn công nghệ Google. Bắc Kinh cũng mở rộng "Danh sách các thực thể không đáng tin cậy", khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ bị hạn chế hoặc cấm hoàn toàn giao dịch hoặc đầu tư vào Trung Quốc.
Bất chấp những lời lẽ gay gắt cho rằng Trung Quốc phải chủ động nhượng bộ để nối lại đàm phán, chính Tổng thống Trump mới là người e dè trước dưới áp lực từ Phố Wall. Mỹ hiện đã áp dụng miễn thuế đối với máy tính, điện thoại thông minh và các sản phẩm điện tử tiêu dùng của Trung Quốc – những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này. Dù đây là một bước đi tích cực, căng thẳng vẫn có thể bị thổi bùng thêm bất kỳ lúc nào từ phía ông Trump, nên khó có thể nói khi nào sẽ tìm ra được giải pháp cho cuộc chiến thương mại này. Cũng chưa rõ liệu Mỹ có thể đạt được các điều khoản tốt hơn hay không. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là một khi các biện pháp thuế quan vẫn còn hiệu lực, vàng sẽ tiếp tục hưởng lợi. Nếu thương chiến kéo dài và các bên không đạt được thỏa thuận, giá vàng hoàn toàn có thể đạt tới 4.000 USD/lượng.
Giao dịch CFD vàng và nhiều tài sản khác với Libertex
Với Libertex, bạn có thể giao dịch CFD trên nhiều loại tài sản khác nhau, từ cổ phiếu, chỉ số, tiền mã hóa, ETF cho đến hàng hóa. Bên cạnh vàng (XAU/USD) và bạc (XAG/USD), Libertex còn cung cấp CFD cho nhiều kim loại quý khác như đồng, bạch kim và pa-la-đi. Để biết thêm thông tin hoặc mở tài khoản giao dịch thực, hãy truy cập www.libertex.org/signup ngay hôm nay!